Tung ảnh sexy - HLV Yoga chỉ cách ăn, tập đẹp như hoa hậu
Ngày 31.12, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cuộc ẩu đả giữa tài xế xe dịch vụ và hành khách. Chỉ sau vài giờ đăng tải, đoạn clip dài 48 giây đã thu hút hàng ngàn lượt xem; nhiều người để lại bình luận, bức xúc trước hành vi côn đồ của tài xế.Clip ghi cảnh tài xế đè lên người hành khách đang ngã xuống ghế, bóp cổ rồi liên tục dùng tay đánh vào mặt. Khi những người xung quanh phản ứng, can ngăn thì tài xế mới dừng lại rồi chửi tục, đáp: "Đụng tao trước thì đánh chớ...".Theo thông tin mà PV Thanh Niên có được, người đàn ông mang áo xanh, đánh tới tấp vào hành khách trong clip là tài xế của nhà xe H.V (có trụ sở đóng tại TP.Huế); hành khách bị đánh là T.N.Q (18 tuổi, sinh viên đang theo học tại TP.Đà Nẵng).Trưa 30.12, Q. và chị gái đặt 2 vé của nhà xe H.V đi từ TP.Huế vào TP.Đà Nẵng để thi cuối kỳ. Nguyên nhân khiến Q. và nam tài xế này xảy ra mâu thuẫn là do nhà xe xếp sai vị trí ghế mà Q. đã đặt như ban đầu."Em đã đặt ghế giữa và ghế đầu cho 2 người nhưng lại xếp em ngồi cuối. Khi em thắc mắc là mình đã đặt 2 ghế là giữa và đầu thì tài xế không cho em nói hết câu, mà bảo là ngồi dưới xe… Đến lần thứ 2, khi khách khác lên xe, tài xế này cất vali một cách khó chịu, ném vali vào lưng ghế em đang ngồi nhưng em vẫn còn giữ được bình tĩnh nên cũng chỉ báo lại cho tổng đài. Khi tổng đài gọi cho tài xế thì tài xế nói chuyện một cách rất khó chịu rồi xảy ra cãi cọ với em", Q. kể.Đỉnh điểm, khi xe đến địa phận TX.Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), tài xế cho xe tấp vào lề, lao về phía Q. ngồi rồi dùng tay bóp cổ và đánh tới tấp vào mặt.Đáng chú ý, sau khi xảy ra vụ ẩu đả, tài xế này còn bỏ tất cả khách lại dọc đường rồi rời đi. Số hành khách này (bao gồm cả Q.) sau đó được một xe khác đến đón để tiếp tục hành trình."Sau khi bị tài xế đánh, em phải bỏ dở kỳ thi cuối kỳ, đồng thời đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ chẩn đoán em bị chấn động não, tổn thương vùng mắt. Hôm qua (30.12), đại diện phía nhà xe H.V cũng đã đến thăm và xin lỗi em", Q. kể lại.Chiều nay 31.12, trao đổi với PV Thanh Niên, một đại diện phía nhà xe H.V xác nhận có sự việc trên và đã cho tài xế đánh hành khách thôi việc. Phía quản lý của nhà xe cũng đã gặp khách hàng để xin lỗi vì sự việc."Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi xảy ra sự việc vừa rồi. Qua đây cũng rút kinh nghiệm và khắc phục chất lượng dịch vụ, cam kết sẽ không để xảy ra việc tương tự", đại diện công ty H.V nói.Sao bóng rổ gốc Việt cao gần 2 m thích thú với trải nghiệm ở VPrime 3x3
Bộ trang phục của Hoa hậu Trái đất Ấn Độ lấy ý tưởng từ hình ảnh một nữ thần nổi tiếng tại đất nước này - người được cho là mang lại nhiều châu báu và sự thịnh vượng. Trần Tâm đã sử dụng các chất liệu tái chế như vải vụn, giấy và nhựa để hoàn thiện bộ trang phục.
Người đàn ông ở TP.HCM biệt tích cả tuần, gia đình 'cầu cứu' mạng xã hội
Báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo dự án điện hạt nhân sáng 4.2, Bộ Công thương cho biết đang thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Trong đó, bổ sung dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nghiên cứu, quy hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân mới. Bộ KH-CN đang đề xuất sửa luật Năng lượng nguyên tử; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đặc biệt cấp quốc gia về công nghệ và an toàn hạt nhân; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ KH-CN chủ trì khẩn trương hoàn thiện sửa đổi, bổ sung luật Năng lượng nguyên tử để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.Về cơ chế, chính sách đặc thù như về mặt bằng, tái định cư, sinh kế cho người dân, tổng diện tích đất sử dụng, chỉ định thầu, rút ngắn thời gian…, các bộ, ngành đề xuất trước ngày 15.2. Bộ Công thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ để đề xuất cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.Về tiến độ, Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31.12.2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31.12.2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải xây dựng tiến độ theo mục tiêu này.Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. EVN, Petrovietnam và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, việc xác định quy mô, công suất, tổng mức đầu tư các nhà máy được xác định trên cơ sở đàm phán với các đối tác và cập nhật phù hợp với tình hình mới, từ đó cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Các bộ, ngành khẩn trương rà soát, tập hợp những người đã được đào tạo trong lĩnh vực điện hạt nhân và các lĩnh vực liên quan, đào tạo bổ sung và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án. Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bộ Tài chính cấp đủ ngân sách để trong năm 2025 phải hoàn thành việc di dời và ổn định nơi ở, sinh kế cho người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Đồng thời, kêu gọi hợp tác công tư, thu hút đầu tư… để khai thác dân dụng sân bay Thành Sơn.Bộ Công thương khẩn trương trình dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh liên quan điện hạt nhân trước ngày 28.2. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải.
Ngày 9.3, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành hướng dẫn triển khai kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn năm 2025 theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.Theo đó, năm 2024 trở về trước, việc khám sức khỏe cho người cao tuổi được thực hiện tại trạm y tế. Từ năm 2025 trở đi, UBND TP.HCM cho phép khám sức khỏe cho người cao tuổi tại các phòng khám đa khoa, bệnh viện công lập và tư nhân có đủ điều kiện. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi trên địa bàn thành phố tiếp cận dịch vụ. Mục tiêu đảm bảo 100% người cao tuổi được khám sức khỏe trong năm 2025.Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn, mỗi người cao tuổi sẽ được thăm khám, xét nghiệm máu với 4 chỉ số (định lượng Glucose, Creatinin, LDL-C và Triglycerid), siêu âm ổ bụng. Nếu khám và làm xét nghiệm, siêu âm ở trạm y tế thì tổng chi phí là 148.100 đồng; ở phòng khám đa khoa là 195.900 đồng; ở trung tâm y tế (hạng 3) là 199.200 đồng; trung tâm y tế và bệnh viện hạng 2 là 204.400 đồng và bệnh viện hạng 1 là 210.000 đồng.Tính riêng tiền khám, trạm y tế và phòng khám đa khoa đồng giá 36.500 đồng; trung tâm y tế (hạng 3) là 39.800 đồng; bệnh viện hạng 2 là 45.000 đồng và bệnh viện hạng 1 là 50.600 đồng.Tất cả chi phí trên do ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác chi trả. Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 31.12.2024, các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã khám được 329.330 người cao tuổi (trong tổng số 1.001.575 người từ 60 tuổi trở lên), chỉ mới đạt được 32,9%. Nhưng kết quả khám ban đầu cho thấy có 61,6% người cao tuổi bị tăng huyết áp, 25,68% người cao tuổi mắc và nghi ngờ đái tháo đường.Ngoài ra, có 0,26% người cao tuổi có mức độ trầm cảm, lo âu từ vừa đến nặng. 17,6% người có dấu hiệu tiền suy yếu, 1,3% người có dấu hiệu suy yếu. 2,3% người cao tuổi có nguy cơ té ngã. 2,2% người cao tuổi có các hoạt động sống cơ bản hằng ngày (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển) cần người khác hỗ trợ. 7,9% cao tuổi người cao tuổi có các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...) cần người khác hỗ trợ.Cũng nhờ hoạt động khám sức khỏe người cao tuổi, TP.HCM đã phát hiện thêm 49.197 người bị tăng huyết áp, 26.974 người nghi ngờ đái tháo đường. "Đẩy nhanh khám sức khỏe người cao tuổi để kịp thời phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm, lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Từ đó xác định được mô hình sức khỏe và bệnh tật, chủ động can thiệp sớm giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân", Sở Y tế TP.HCM thông tin.
Chiến sự Ukraine ngày 743: Cảnh báo nguy cơ chiến tranh toàn diện ở châu Âu
Tết đó, tôi được ăn… thịt heo rừng tại cơ quan Tiểu ban tuyên truyền Binh vận (B6) của tôi. Số là trước tết, anh Chín Thế, người quản lý rất giỏi săn bắn và bẫy heo rừng, vẫn nhiều đêm không đi săn thì gài bẫy. Có một đêm, anh Chín Thế đi kiểm tra mấy cái bẫy loại lớn chuyên gài heo rừng, và phát hiện một chú heo rừng to bự mắc bẫy. Bẫy dính vào chân, làm sao gỡ? Con heo rừng này rất can đảm, nó đã cắn vào chân mắc bẫy, sẵn sàng chịu mất một chân để thoát thân, nhưng chưa kịp thì bị anh Chín Thế phát hiện. Thế là xong!Cơ quan tôi hồ hởi vô cùng vì "chiến lợi phẩm" này. Những anh chuyên làm thịt heo nhanh chóng vào cuộc, và chẳng mấy chốc, con heo rừng đã thịt ra thịt, xương ra xương. Đúng 29 tết, nồi chảo của cơ quan được huy động để nấu các món ngon lành, và chú lính trẻ ít kinh nghiệm làm đầu bếp là tôi chỉ chờ vào cuộc… nhậu.Mùng 3 tết, tôi đạp xe sang "cứ" văn nghệ thăm anh Diệp Minh Tuyền và các bạn. Tình cờ lại gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa từ Hà Nội vượt Trường Sơn vô. Chuyện trò vui vẻ một lúc, thấy ban văn nghệ hơi… nghèo, tôi rủ anh Diệp Minh Tuyền cùng vài anh bạn đạp xe sang cơ quan tôi chơi. Nghĩ tới nồi thịt heo rừng còn đầy ắp ở cơ quan mình, tôi rủ mấy anh sang ăn. Lại lên xe đạp, phải 3 tiếng đồng hồ mới về tới cơ quan tôi. Anh Chín Thế rất vui khi tôi đón mấy nhà văn, nhà thơ về "xóm Binh vận", nên hô chị nuôi sửa soạn mâm chén cùng rượu đế chúc mừng năm mới. Nồi cháo đầu heo rừng thật tuyệt, húp tới đâu biết tới đó. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền vui quá, không hề khách khí.Rồi tôi nhớ…Tháng 5.1975 tại Sài Gòn. Thành phố vừa qua khỏi cảnh binh đao còn vui hơn tết. Tôi thấy những cuộc diễu hành tự phát có kèm văn nghệ múa hát, kể cả múa lân, của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những ngày hòa bình đầu tiên. Sự hồn nhiên, trong sáng của những "đám rước hòa bình" trên đường phố ấy khiến tôi ngạc nhiên không dứt. Tháng 5.1975, Sài Gòn tưng bừng lên đủ thứ, tùm lum lên đủ thứ. Và tôi, suốt ngày rong ruổi trên đường phố, làm không ra làm (vì công việc cơ quan đã hoàn thành), chơi không ra chơi, mà ăn lại càng… ngẫu hứng, nghĩa là tới bữa đâu ăn đó, đâu cũng gặp bạn bè, đâu cũng được bà con Sài Gòn hồ hởi cho... nhậu. Tết là như thế, chứ còn gì!Và tôi nhớ…Món vịt quay chợ Cũ mà "Tết Hòa bình" tháng 5.1975 tôi được ăn.Hồi ấy, nếu hỏi chợ Cũ ở đâu, có chết tôi cũng không biết. Nhưng bạn tôi, Tám Nhân, thì biết. Vì anh là sinh viên Sài Gòn tham gia hoạt động nội thành rồi lên chiến khu, ở đó chúng tôi quen và chơi thân với nhau. Một bữa chiều, Tám Nhân rủ tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh tới nhà Chú Hỏa chơi. Tôi cứ tưởng "chú Hỏa" là chú của… Tám Nhân, chứ đâu biết chú Hỏa là một trong những người giàu nhất Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc qua thời Mỹ chiếm. Nghe Tám Nhân kể trên đường đi ông "chú Hỏa" này là người Tiều, từng sở hữu tới 20% địa ốc ở Sài Gòn. Giàu cỡ đó thì quá cỡ thợ mộc rồi. Tôi với Ngô Thế Oanh cứ hớn hở theo Tám Nhân tới nhà chú Hỏa. Tới nơi mới biết đây không phải là nhà, mà là… lâu đài. Một lâu đài đúng nghĩa, to và sang trọng hết cỡ. Không được gặp chú Hỏa, vì hóa ra, ông đã mất lâu rồi. Con cháu ông cũng không còn ở lâu đài này nữa. Chỉ có mấy anh vệ binh giải phóng đang canh gác. Thấy chúng tôi tới chơi, anh em rất mừng. Chúng tôi nói muốn gặp vệ binh Lương Minh Cừ, là nhà thơ trẻ của quân Giải phóng mà chúng tôi quen, nhưng anh em nói Cừ đi… nhậu đâu đó, chưa về. Anh em mời chúng tôi vào thăm lâu đài, và… nhậu chơi. Gì chứ đề nghị thứ hai này thì chúng tôi quá hưởng ứng, nên vui vẻ theo anh em vào thăm lâu đài. Rồi anh em lấy từ hầm rượu nhà chú Hỏa mấy chai rượu Tây. Thoạt Tám Nhân nói chợ Cũ gần đây có món vịt quay kiểu Tàu là nổi tiếng nhất và anh xung phong đi mua. Chúng tôi chọn bàn nhậu là một góc cầu thang nhà chú Hỏa. Nói là góc cầu thang nhưng thú thật, đời tôi chưa bao giờ ngồi ở một chỗ "sạch sẽ và sáng sủa" (chữ dùng của văn hào E.Hemingway) như thế. Cầu thang lát đá cẩm thạch, là loại vật liệu tôi chỉ mới đọc trong sách chứ chưa bao giờ thấy. Với Ngô Thế Oanh chắc cũng vậy, vì chúng tôi vừa từ sình lầy Đồng Tháp hay núi rừng miền Trung bước tới Sài Gòn. Khi Tám Nhân mua vịt quay về, mâm nhậu lập tức được bày ra ngay trên góc cầu thang lát đá cẩm thạch. Chúng tôi hớn hở nâng ly, mừng hội ngộ. Nào ai ngờ được mình còn có một buổi chiều như thế, uống rượu Tây với vịt quay chợ Cũ ngay trong lâu đài chú Hỏa.Sau này, nếu ai hỏi tôi: "Trong những ngày hòa bình đầu tiên ấy, anh thích nhất món ăn nào của Sài Gòn?", tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: "Vịt quay chợ Cũ". Tôi chỉ nhớ mỗi món đó, dù đã ăn không ít món ngon Sài Gòn trong những ngày này. Hóa ra, ẩm thực luôn gắn với "đối tượng cùng ăn", với không gian và thời điểm. Một khi nó đã thành ký ức, thì chắc chắn là nó… ngon rồi. Chưa hết đâu bạn.Sắp Tết Đinh Tỵ 1977, tôi đang ở Hà Nội, tranh thủ chạy về quê Mộ Đức thăm thầy má tôi, cũng chỉ nghĩ ở quê vài ngày rồi trở ra Hà Nội, nhưng thầy má tôi giữ thằng con lại thêm một ngày, để gọi là "ăn tết trước". Ngày đó, thầy má tôi mới từ Hà Nội về quê, nhà còn rất tạm bợ, gọi là đón tết cho vui, tình cảm là chính, chứ có gì đâu mà "ăn".Rồi tôi lại tất tả chạy ra Hà Nội để sau tết tổ chức… cưới vợ.Năm 1976 là "năm Bính" của tôi. Vậy mà có những chuyện lớn tôi tính được và hoàn thành cơ bản trong năm này. Đầu tiên là chuyện viết trường ca. Rồi tới chuyện tình yêu và cưới vợ. Cô gái tôi yêu và yêu tôi đã chấp nhận sẽ đi suốt đời với một anh lính-nhà thơ nghèo là tôi. Tôi đưa em về ra mắt thầy má vào mùa hè 1976 và được thầy má hân hoan đồng ý.Vậy là Tết Đinh Tỵ 1977, vợ chồng tôi chính thức ăn tết tại Hà Nội ở nhà bà chị tôi. Chúng tôi lo đám cưới, một đám cưới cực giản dị, tổ chức vào mùng 6 Tết Đinh Tỵ, mượn nhà bà ngoại Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), một căn hộ nhỏ ở khu tập thể Trung Tự, làm địa điểm tổ chức. Đám cưới của chúng tôi thật nhiều hoa, toàn hoa đẹp Ngọc Hà, và thật nhiều bạn, toàn là bạn văn chương hồn nhiên vui nổ trời, dù cỗ chỉ có lạc rang và rượu đế. Món quà cưới duy nhất vợ chồng tôi nhận được từ một anh bạn làm ở Báo Phụ nữ là một… chiếc chậu thau bằng nhôm. Hồi đó là vậy, không biết "phong bì" là cái gì. Nhưng thật vui, thật hạnh phúc. Coi như tôi đã được "ăn tết hai miền" Quảng Ngãi và Hà Nội, rồi được làm đám cưới ngay tại thủ đô. Còn gì hơn nữa! Tổng kết lại, năm 1974 ăn tết trong rừng chiến khu, tháng 5.1975 "ăn Tết Hòa bình" tại Sài Gòn, rồi đầu năm 1977 ăn Tết Đinh Tỵ kiêm… cưới vợ tại Hà Nội. Ba cái tết, vui cả ba năm luôn!